Lịch sử Phá Vistula

Người tị nạn Đông Phổ sau khi vượt qua phá

Từ năm 1772 đến năm 1918, phá Vistula thuộc Vương quốc Phổ, sau 1871, trở thành một phần của Đế quốc Đức. Khoảng thời gian giữa năm 1920 và 1946, biên giới Đức và Thành phố Tự do Danzig nằm trên phá. Từ năm 1945 đến nay, phần phía đông của pá thuộc về Nga (trước đây là Liên Xô), còn Ba Lan sở hữu 43,8% diện tích phía tây phá. Các khu vực hành chính giáp biên giới Ba Lan là tỉnh Warmian-Masurian, còn Nga là tỉnh Kaliningrad (trước năm 1946 mang tên Königsberg).

Các sự kiện lịch sử liên quan đến phá Vistula

Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1945, những người tị nạn từ Đông Phổ đi về phía tây, băng qua đầm phá đầy băng giá. Tuy nhiên, Hồng quân đã phục kích sẵn ở gần thành phố Elbing. Bị máy bay chiến đấu Liên Xô tấn công, hàng ngàn người tị nạn đã thiệt mạng.[2][3]